Tester làm một công việc liên quan đến công nghệ phần mềm được đánh giá là có tiềm năng trong tương lai rất rộng mở. Nhu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi đội ngũ tester có chất lượng và số lượng để cung cấp những sản phẩm phần mềm tốt nhất. Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nghề tester được ít người quan tâm nhưng tiềm năng rất to lớn.
Tester là nghề gì?

Theo định nghĩa trong tiếng Anh thì tester có nghĩa là người kiểm tra. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng ta hiểu rằng tester là một chuyên viên kiểm tra chất lượng phần mềm. Họ có nhiệm vụ cho chạy thử phần mềm để khảo sát, kiểm tra phần mềm bằng cách so sánh điều kiện thực tế với điều kiện yêu cầu về errors, bugs, defects…
Điều này đảm bảo cho phần mềm không bị sai sót hạn chế những rủi ro khi cung cấp cho thị trường. Vai trò của một vectơ chuyên nghiệp là phát hiện những lỗi sai sót của phần mềm để giảm thiểu thiệt hại về thời gian tiền bạc và công sức của đội ngũ chuyên viên viết phần mềm.
Hơn thế nữa việc kiểm nghiệm phần mềm trước khi cung cấp cho các doanh nghiệp giúp cho họ có những trải nghiệm tối ưu nhất. Một Manual tester là người kiểm thử phần mềm thủ công có đầy đủ hiểu biết về test manual để tìm ra những lỗi sai.
Trong khi đó, một Automatic tester lại là người kiểm thử phần mềm dựa trên công cụ hỗ trợ tự động đòi hỏi các chuyên viên phải nắm vững kiến thức lập trình. Họ là những người giỏi chuyên môn trong việc quản trị mạng máy tính.
Các vị trí khác nhau trong nghề tester

Đối với nghề tester thì người ta sẽ chia ra nhiều cấp độ phù hợp với kinh nghiệm và thời gian làm việc của các ứng cử viên. Đây là tên gọi của những vị trí khác nhau trong ngày tester mà các em học sinh sinh viên cần nắm rõ khi muốn ứng tuyển vào trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vị trí Fresher
Đây là vị trí dành cho người mới vào nghề chưa có kinh nghiệm. Đó là những người mới tốt nghiệp hoặc mới bắt đầu học nghề tester. Những “newbie” này không có kinh nghiệm, trình độ ở mức cơ bản nên sẽ ứng tuyển vào các doanh nghiệp đang cần các tester mới tham gia các dự án nhỏ hay những dự án không yêu cầu kinh nghiệm của các tester.
Vị trí Junior tester
Là vị trí của những ứng cử viên là sinh viên ngành công nghệ thông tin biết lập trình cơ bản để được đào tạo phát triển theo hướng tester tự động. Đây là vị trí dành cho người có ít kinh nghiệm nhưng có khả năng test các case phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng.
Những Junior tester được các doanh nghiệp tìm kiếm và đào tạo thành những vectơ chuyên nghiệp có thể nắm vững quy trình phát triển phần mềm các giai đoạn và công việc tương ứng như kỹ thuật thiết kế test case.
Vị trí Senior tester
Đây là vị trí cao nhất trong ngành tester. Những người tester đầy kinh nghiệm, trình độ ở mức nâng cấp cao hơn. Họ có thể đảm nhiệm bất kỳ công việc nào liên quan đến ngành nghề của mình. Thậm chí họ cũng có thể trở thành người quản lý hay người đảm nhận những dự án độc lập.
Những điều kiện cần thiết để trở thành một tester chuyên nghiệp

Ngành nghề tester vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và đa số những ứng cử viên của ngành tester đề xuất thân từ developer. Vì vậy để trở thành một tester chuyên nghiệp bạn phải là một người có tâm và có tầm định hướng rõ ràng mục tiêu của mình để nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm.
Nguồn vốn kiến thức cơ bản
Cho dù bạn là một tester mới vào nghề hay một tester giàu kinh nghiệm thì những kiến thức cơ bản về phần mềm phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đó là nền tảng căn bản về máy tính, tin học văn phòng, sử dụng internet, cài đặt phần mềm…
Đồng thời một tester phải biết cách đọc và phân tích phần mềm để phát hiện lỗi sai bằng cách kiến thức lập trình ở các mảng như SQL, HTML, CSS… Đặc biệt là khả năng viết code để kiểm tra phần mềm để kiểm thử nội dung và phát hiện lỗi sai.
Kiến thức chuyên ngành
Đó là nguồn kiến thức tổng quan về testing như là khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành, quy trình kiểm thử để có khả năng thiết kế test case hiệu quả. Một quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản của tester bao gồm 5 bước:
- Lập kế hoạch và kiểm soát phần mềm kiểm thử – test planning and control.
- Phân tích và thiết kế – test analytics and design.
- Thực thi và chạy test – test implementation and execution.
- Đánh giá và báo cáo – evaluating exit criteria and reporting.
- Kết thúc hoạt động kiểm thử – test closure activities.
Các kỹ năng mềm cần thiết
Bên cạnh nguồn kiến thức cơ bản và chuyên môn thì một tester cần phải có khả năng làm việc theo nhóm và khả năng giao tiếp tốt. Một tester có kỹ năng làm việc theo nhóm sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm có thể đáp ứng nhu cầu của nhau.
Một developer sẽ hoàn thiện phần mềm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của khách hàng. Còn khách hàng có thể truyền đạt những ý kiến riêng của mình với tester để phát hiện ra các lỗi không đúng theo yêu cầu của họ.
Điều quan trọng nhất là một tester cần phải có sự đam mê kiên trì và cầu tiến để có thể theo đuổi nghề nghiệp của mình. Mặc dù công việc tester có thu nhập cao nhưng các chuyên viên cần phải làm việc nhiều thời gian để thử phần mềm cẩn thận, ưng ý nhất.
Đánh giá về tiềm năng của nghề tester tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thế giới Việt Nam cũng luôn luôn áp dụng những phần mềm công nghệ mới mẻ trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì vậy nghề tester được xem là một trong những ngành nghề hot trang nhất hiện nay khi nhu cầu tuyển dụng hàng năm luôn luôn tăng cao.
Tuy nhiên các ứng cử viên nghề tester cũng nên biết rằng nhiều công ty ở Việt Nam chưa xem trọng nghề tester. Cho nên mức lương mà họ đề nghị thường thấp hơn developer một bậc.
Mặc dù xét về trình độ và kinh nghiệm thì cả 2 vị trí của developer và tester đều ngang hàng với nhau. Bởi vì một developer giỏi cũng cần một tester giỏi để phát hiện những lỗi sai của phần mềm trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng theo đúng những gì mà họ mong muốn.
Với mức lương từ 6 đến 15 triệu đồng một tháng, một tester có thể ứng tuyển vào các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước các tập đoàn đa quốc gia để được làm việc và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Để có thể vượt qua các vòng phỏng vấn của các doanh nghiệp thì các ứng cử viên nghề tester cần phải chuẩn bị cho mình những câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề như là:
- Vì sao bạn lại lựa chọn làm nghề tester?
- Quá trình kiểm thử nên dừng lại khi nào?
- Khi bạn là một tester phát hiện ra lỗi của phần mềm nhưng lập trình viên không đồng ý thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Bạn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm tố chất của một tester chuyên nghiệp?
- Nếu đã tách phần mềm cẩn thận nhưng khách hàng vẫn chưa hài lòng thì bạn sẽ làm gì?
- Bằng cách nào bạn biết được mã code đã đáp ứng được các thông số kỹ thuật?
- Quy trình kiểm thử phần mềm có thể thực hiện bất kỳ khi nào phải không?
- Theo bạn thì lỗi sẽ phát sinh Khi kiểm thử phần mềm ở giai đoạn nào?
- Bạn sẽ thực hiện bao nhiêu phần mềm kiểm thử mới đưa ra được kết quả cuối cùng?
- Theo bạn thì nên áp dụng kiểm tra phần mềm tự động hay thủ công?
- Bạn sẽ giải quyết như thế nào nếu phần mềm đã kiểm thử nhưng vẫn phát sinh lỗi?
Lời kết
Nghề tester là một ngày mới mẻ tại Việt Nam nhưng vẫn thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm để có thể kiểm thử những phần mềm ứng dụng trước khi đưa ra thị trường và đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mở lối định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ đứng trước việc chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai.